Du học Ph.D tại MalaysiaPh.D in Maritime
Supply Chain
TIẾN SĨ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG BỐ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH MARITIME SUPPLY CHAINPh.D in Maritime Supply Chain công nhận bởi Bộ giáo dục và cơ quan chủ quản chất lượng giáo dục quốc gia MQA (PA)
Tiến sĩ Định hướng Công bố Quốc tế11 Lợi thế Khi Tham gia Chương trình
- Doctor of Philosophy (Ph.D) in Maritime Supply Chain từ Netherlands Maritime University College (NMUC)
- Doctor of Logistics and Supply Chain Management từ SIMI Swiss (cấp sau khi công nhận kết quả từ NMUC)
- Visa Sinh viên Toàn thời gian Malaysia (Tùy chọn)
- Chương trình Kiểm định toàn diện
- Thẻ sinh viên của Thuỵ Sĩ (do đơn vị thẩm quyền Thuỵ Sĩ cấp) nhằm đảm bảo quyền lợi của học viên quốc tế
- Bổ sung toàn bộ học liệu của 6 môn học ở Level 7 EQF theo khung năng lực quốc gia giúp tham khảo để ôn tập kiến thức nền và sử dụng khi phát triển luận án Tiến sĩ. Nghiên cứu sinh cũng có thể sử dụng để giảng dạy sau này
- Cập nhật các xu hướng mới nhất thông qua các Colloquium quốc tế
- Mô hình học tập linh hoạt
- Mở rộng mạng lưới học thuật và chuyên gia
- Hỗ trợ học thuật và nghiên cứu trong suốt quá trình học tập
- Hỗ trợ xuất bản 5 bài báo quốc tế
17 bước để hoàn thành Doctor of Philosophy (Ph.D) in Maritime Supply Chain (by Publication mode)
SIMI Swiss sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình này, hỗ trợ bạn bằng cách xem xét các nghiên cứu trước đây và hướng dẫn bạn từ những bước đầu tiên.
Chương trình Doctor of Philosophy (Ph.D) in Maritime Supply Chain (by Publication mode) tại Malaysia, hợp tác với Netherlands Maritime University College (NMUC) – xếp hạng 250 tại Malaysia – cung cấp một lộ trình độc đáo và linh hoạt cho các chuyên gia và nhà nghiên cứu để nhận bằng tiến sĩ thông qua việc nộp các công bố đã xuất bản. Chương trình này được thiết kế dành cho những người đã có những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng thông qua nghiên cứu, bài viết học thuật, báo cáo hoặc các ấn phẩm học thuật khác.
Thay vì hoàn thành một luận án như giáo dục truyền thống, học viên sẽ chuẩn bị một bộ portfolio bao gồm các ấn phẩm hiện có, và những ấn phẩm này sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn học thuật nghiêm ngặt, sự độc đáo và tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực. Mô hình này cho phép học viên vừa có cơ hội trình bày những thành tựu nghiên cứu của mình, vừa có thể tiếp tục phát triển sự nghiệp. Bên cạnh việc ghi nhận những thành tựu trước đó, chương trình cũng sẽ hướng dẫn học viên hoàn thiện các ấn phẩm này và đảm bảo chúng đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của một luận án tiến sĩ.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu sinh toàn thời gian có thể nộp đơn xin visa sinh viên để học tập tại Malaysia, tạo cơ hội lý tưởng để trải nghiệm một môi trường học thuật phong phú và năng động.
Chương trình Tiến sĩ với định hướng công bố quốc tế là lựa chọn lý tưởng cho các chuyên gia muốn mở rộng kiến thức trong lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng, đạt được sự công nhận học thuật chính thức và nâng cao uy tín nghề nghiệp. Đối với những nghiên cứu sinh mới bước vào con đường tiến sĩ, chương trình cung cấp sự hỗ trợ toàn diện từ những bước đầu, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và xuất bản trên các tạp chí quốc tế ngay từ giai đoạn đầu của khóa học. Khi tốt nghiệp, các nghiên cứu sinh sẽ có những công trình và ấn phẩm nghiên cứu chất lượng cao, được công nhận quốc tế, nâng cao vị thế nghề nghiệp và sẵn sàng đảm nhận các vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng.
Sau khi tốt nghiệp, các nghiên cứu sinh tiến sĩ sẽ nhận được hai bằng Tiến sĩ độc lập gồm:
- Doctor of Philosophy (Ph.D) in Maritime Supply Chain từ Netherlands Maritime University College (NMUC), Malaysia
- Doctor of Logistics & Supply Chain Management từ Swiss Information and Management Institute (SIMI Swiss)
Các nghiên cứu sinh đáp ứng yêu cầu nhập học của NMUC và SIMI Swiss sẽ tiến hành quy trình đăng ký để bắt đầu học tập. Tùy thuộc vào mong muốn cá nhân, học viên có thể chọn nộp đơn xin visa sinh viên toàn thời gian hoặc không.
*Nếu đăng ký visa sinh viên toàn thời gian, nghiên cứu sinh phải tuân thủ các quy định của chính phủ Malaysia, bao gồm kiểm tra sức khỏe, thời gian lưu trú tối thiểu tại Malaysia và thanh toán phí xử lý visa sinh viên.
Trong trường hợp Nghiên cứu sinh không thể hoặc không có điều kiện xin visa du học toàn thời gian, nghiên cứu sinh vẫn có thể đăng ký học và chương trình sẽ được triển khai theo mô hình Off-campus. Khi không thể làm visa du học toàn thời gian hoặc chọn không làm visa du học toàn thời gian (do Việt Nam có thể sang Malaysia mà không cần visa), nghiên cứu sinh cần thẩm tra thông tin với Bộ giáo dục Việt Nam và với đơn vị của mình trước khi đăng ký tham gia.
Các nghiên cứu sinh đáp ứng yêu cầu nhập học của NMUC và SIMI Swiss sẽ tiếp tục quy trình ghi danh để bắt đầu học tập. Tùy thuộc vào mong muốn cá nhân, học viên có thể chọn xin visa sinh viên toàn thời gian hoặc không.
Nhóm 1: Học viên Xin Visa Sinh viên Toàn thời gian
Học viên trong nhóm này sẽ đến campus của trường để tham dự môn học đầu tiên và nộp đơn xin visa sinh viên toàn thời gian. Sinh viên cần ở lại Malaysia tối thiểu 4 tuần để hoàn thành các thủ tục cần thiết, bao gồm kiểm tra sức khỏe. Trong thời gian này, nghiên cứu sinh sẽ tham gia môn học Advanced Research Methodology, được phân công người hướng dẫn và nhận được giới thiệu chi tiết về cấu trúc và yêu cầu của chương trình.
Nhóm 2: Học viên Không Xin Visa Sinh viên Toàn thời gian
Học viên trong nhóm này sẽ đến campus của trường để tham gia môn học đầu tiên mà không xin visa sinh viên toàn thời gian. Với nhóm này, chương trình sẽ được triển khai theo mô hình kết hợp giữa các buổi học tại Malaysia và các seminar về nghiên cứu.
Nghiên cứu sinh sẽ hoàn thành môn học đầu tiên, được phân công người hướng dẫn, tham gia buổi hướng dẫn ban đầu của trường và tham gia các hoạt động tương tự như những học viên xin visa du học toàn thời gian. Sau khi kết thúc các hoạt động, học viên có thể về nước mà không cần ở lại 4 tuần như nhóm sinh viên du học toàn thời gian.
Sau khi hoàn thành môn học đầu tiên, các nghiên cứu sinh sẽ có đủ kiến thức và công cụ để bắt đầu định hình hướng nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, việc phát triển trọng tâm nghiên cứu rõ ràng cho luận án của nghiên cứu sinh vẫn còn khá mơ hồ.
Do đó, ở giai đoạn này, nghiên cứu sinh sẽ được tham gia buổi tư vấn phát triển định hướng nghiên cứu bởi các giáo sư có chuyên môn trong lĩnh vực. Điều quan trọng cần lưu ý là ở giai đoạn này, giảng viên hướng dẫn giúp nghiên cứu sinh phát triển trọng tâm nghiên cứu vẫn chưa phải là người hướng dẫn chính thức. Giảng viên hướng dẫn chính thức sẽ được chỉ định và làm việc cùng sau khi định hướng nghiên cứu được xác định rõ ràng, trong Giai đoạn 2.
Ở giai đoạn này, nghiên cứu sinh sẽ được tư vấn bởi giảng viên có chuyên môn sâu về lĩnh vực nghiên cứu để nghiên cứu sinh có thể trả lời các câu hỏi:
- Nghiên cứu nào là phù hợp với tôi?
- Có thể triển khai được không?
- Có những nghiên cứu trước đây hay chưa? (để đảm bảo không trùng)
- Có thể lấy dữ liệu được không?
- Đã có mô hình nghiên cứu nền tảng hay chưa?
Sau buổi tư vấn này, kết hợp với kiến thức từ môn học Advanced Research Methodology và các công cụ, biểu mẫu được cung cấp, nghiên cứu sinh sẽ sẵn sàng hoàn thiện định hướng nghiên cứu của mình, đồng thời cũng là bài tập kết thúc môn của môn học đầu tiên.
Định hướng nghiên cứu hay đề xuất nghiên cứu (Research Proposal) đóng vai trò như bản vẽ cho công trình nghiên cứu của các nghiên cứu sinh. Do đó việc hình thành định hướng nghiên cứu càng phù hợp với nghiên cứu sinh bao nhiêu càng đảm bảo quá trình hoàn thành luận án Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) chất lượng và hiệu quả bấy nhiêu.
Ở giai đoạn này, nghiên cứu sinh sẽ tiến hành viết đề xuất nghiên cứu (cũng là mục tiêu của môn học đầu tiên) và nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) sẽ được hỗ trợ:
- Cung cấp các biểu mẫu.
- Kênh tham vấn với các giáo sư có chuyên môn trong ngành.
- Kiểm tra tiếng Anh và định dạng.
- Hướng dẫn viết luận và trích dẫn theo phương pháp APA/Harvard.
Ở giai đoạn này, nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) đã có được kiến thức toàn diện, kỹ năng, định hướng nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng hàng hải, có thể hoàn toàn tự tin để thực hiện luận án tiến sĩ của mình.
Không để nghiên cứu sinh phải “tự bơi”, giai đoạn này nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) được bổ nhiệm giảng viên hướng dẫn đồng hành. Mô hình giảng viên hướng dẫn đồng hành và hướng dẫn theo module của SIMI Swiss đặc biệt chặt chẽ; một mặt đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và khăng khít giữa giảng viên hướng dẫn và nghiên cứu sinh, một mặt không để nghiên cứu sinh “tự bơi” và giúp nghiên cứu sinh hoàn thành bài nghiên cứu chất lượng, đúng tiến độ và đạt tiêu chuẩn của SIMI Swiss.
Ở giai đoạn này, nghiên cứu sinh cũng được hướng dẫn quy trình, phương pháp làm việc, vai trò và trách nhiệm của nghiên cứu sinh và giảng viên hướng dẫn. Nghiên cứu sinh cũng vẫn tiếp tục được hỗ trợ học thuật bởi đội ngũ hỗ trợ học thuật từ London Academy of Sciences Việt Nam.
Là một phần của chương trình Tiến sĩ, các nghiên cứu sinh cần phát triển và nộp một Đề cương Luận án Tiến sĩ toàn diện, nêu rõ phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu dự kiến. Sau khi hoàn thành đề cương, nghiên cứu sinh sẽ đến Malaysia campus để trình bày và bảo vệ đề cương trước hội đồng học thuật. Việc bảo vệ này giúp nghiên cứu sinh nhận được những phản hồi quý báu và đảm bảo rằng nghiên cứu của họ đáp ứng các tiêu chuẩn học thuật cao nhất. Bảo vệ thành công đề cương là một cột mốc quan trọng trong hành trình tiến sĩ, tạo nền tảng cho các giai đoạn nghiên cứu và phát triển luận án tiếp theo.
Giai đoạn này nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) sẽ làm việc với giảng viên hướng dẫn để từng bước hoàn thành luận án Tiến sĩ.
Nghiên cứu sinh cần bám sát 2 tài liệu quan trọng:
- Lịch trình (timeline) chi tiết mô tả từng mốc thời gian để hoàn thành luận án Tiến sĩ. Giảng viên hướng dẫn cũng được cung cấp lộ trình này để đồng hành cùng học viên.
- Các biểu mẫu phối hợp và ghi nhận kết quả làm việc với giảng viên hướng dẫn. Đây là bằng chứng rất quan trọng để chứng minh cho SIMI Swiss và cả bên thứ 3 (nếu thẩm định) rằng học viên thực sự đã có quá trình nghiên cứu. Toàn bộ quá trình này sẽ được xác nhận bởi giảng viên hướng dẫn, làm bằng chứng và căn cứ để xét tốt nghiệp.
Nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) sau khi từng bước phát triển nghiên cứu theo lịch trình với sự phối hợp của giảng viên hướng dẫn sẽ hình thành luận án nghiên cứu hoàn chỉnh.
Sau khi hoàn tất luận án nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ gửi bản thảo cho London Academy of Sciences Việt Nam để hỗ trợ kiểm tra tiếng Anh, kiểm tra format cũng như hỗ trợ kiểm tra tính trùng lắp nhằm đảm bảo luận án Tiến sĩ không bị lỗi đạo văn.
Hoạt động hỗ trợ của London Academy of Sciences Việt Nam được chi tiết ở các bước tiếp theo.
Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh được hỗ trợ bởi hệ thống hỗ trợ học thuật từ đối tác khoa học là London Academy of Sciences Việt Nam.
Đối tác khoa học chỉ hỗ trợ học thuật, không đào tạo, không làm thay và không can thiệp vào tính toàn vẹn của chương trình. Học viên học trực tiếp với NMUC.
Các hỗ trợ học thuật bao gồm:
- Kiểm tra nhằm tránh trùng lắp.
- Kiểm tra định dạng.
- Kiểm tra tiếng Anh.
Sau khi trải qua quá trình hỗ trợ, nghiên cứu sinh tự tin đã có một nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn khoa học (với sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn) và nghiên cứu đáp ứng hình thức (với sự hỗ trợ của đơn vị hỗ trợ học thuật). Lúc này, nghiên cứu sinh bắt đầu tiến hành các giai đoạn chuẩn bị để bảo vệ luận án Tiến sĩ.
Khi luận án Tiến sĩ đã được nộp về SIMI Swiss, lúc này nghiên cứu sinh sẽ được London Academy of Sciences Việt Nam hỗ trợ các bước cần thiết để nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) tự tin khi bước vào giai đoạn bảo vệ trước hội đồng khoa học của SIMI Swiss.
Các hoạt động hỗ trợ của London Academy of Sciences Việt Nam bao gồm:
- Trang bị mẫu trình bày (PPT) theo định dạng của NMUC.
- Cung cấp tiêu chuẩn trình bày và các quy định trong quá trình bảo vệ của NMUC.
- Tham gia Workshop hướng dẫn bảo vệ luận án.
- Mở các buổi demo giúp giả lập buổi bảo vệ thực để nghiên cứu sinh làm quen trước khi vào buổi bảo vệ chính thức.
Buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ là sự kiện quan trọng, được tổ chức đặc biệt chặt chẽ và nghiêm túc theo quy trình ấn định bởi SIMI Swiss và Netherlands Maritime University College.
Một phiên bảo vệ thông thường sẽ có 3 thành viên trong đó 1 thành viên là chủ tịch hội đồng (mỗi chuyên ngành khác nhau sẽ có chủ tịch hội đồng khác nhau) và 2 thành viên còn lại là chuyên gia trong đó có 1 chuyên gia về phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu.
Mục tiêu của buổi bảo vệ không phải là đưa ra kết luận đúng, sai, đậu, rớt mà là cơ hội để giúp nghiên cứu sinh trình bày tác phẩm của mình và nhận được các góp ý để hoàn thiện hơn.
Nghiên cứu sinh được trình bày và phản biện tối đa trong vòng 30 phút. Toàn bộ quá trình sẽ được lập báo cáo để gửi cho 2 hội đồng (1) IQA (Internal Quality Assurance) và (2) EQA (External Quality Assurance).
Sau khi hoàn tất bảo vệ, trong vòng 4 tuần, nghiên cứu sinh sẽ nhận được báo cáo đánh giá và có thêm 3 tháng để hoàn chỉnh và tốt nghiệp.
Sau khi bảo vệ với hội đồng khoa học của SIMI Swiss và NMUC ở bước trên, nghiên cứu sinh có 3 tháng để cải tiến và hoàn chỉnh.
Ở giai đoạn này, giảng viên hướng dẫn tiếp tục đồng hành cùng nghiên cứu sinh để hoàn chỉnh lại tất cả những ý kiến của hội đồng.
Sau khi hoàn chỉnh, nghiên cứu sinh được hỗ trợ bởi London Academy of Sciences Việt Nam để hoàn chỉnh bài nghiên cứu ở bước tiếp theo.
Với sự hỗ trợ của London Academy of Sciences Việt Nam, nghiên cứu sinh với bài nghiên cứu đã hoàn chỉnh về nội dung, trước khi chính thức nộp về trường sẽ được:
- Kiểm tra lại tiếng Anh
- Kiểm tra lại format
- Kiểm tra tỉ lệ trùng lắp
- Kiểm tra tính đầy đủ của các tài liệu làm việc giữa nghiên cứu sinh, giảng viên hướng dẫn cũng như những kết quả làm việc sau khi tiếp nhận góp ý điều chỉnh của hội đồng phản biện NMUC và SIMI.
Lúc này học viên đã hoàn chỉnh nghiên cứu Tiến sĩ và tự tin nộp về NMUC và SIMI Swiss chờ kết quả tốt nghiệp và bước vào quy trình tốt nghiệp.
Sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành thành công nghiên cứu tiến sĩ, SIMI Swiss cung cấp khóa học chuyên sâu “How to Publish Your Research Paper” để hướng dẫn nghiên cứu sinh trong quá trình chuyển đổi luận án của mình thành một bài báo học thuật có thể xuất bản.
Lớp học này bao gồm các chủ đề thiết yếu như:
- Cấu trúc của bài báo nghiên cứu: Phân tích chi tiết các thành phần cần có trong một bài báo khoa học được sắp xếp đúng chuẩn, bao gồm tóm tắt, phần giới thiệu, phương pháp luận, kết quả và kết luận.
- Xác định các tạp chí phù hợp: Hướng dẫn nghiên cứu sinh trong việc lựa chọn các tạp chí thích hợp với phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu của mình, chú trọng vào những tạp chí uy tín và có chỉ số tác động cao nhằm nâng cao khả năng hiển thị và độ tin cậy.
- Tuân thủ các nguyên tắc nộp bài cho tạp chí: Hướng dẫn về định dạng, phong cách trích dẫn và tuân theo các giao thức nộp bài cụ thể cho từng tạp chí, đảm bảo bài báo đáp ứng mọi tiêu chuẩn biên tập.
- Điều hướng quy trình phản biện: Tổng quan về quy trình phản biện, bao gồm cách phản hồi ý kiến của các nhà phản biện và thực hiện các sửa đổi, điều này rất quan trọng để bài viết được chấp nhận xuất bản.
- Đạo văn và tiêu chuẩn đạo đức: Cung cấp cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm tra đạo văn, các hoạt động nghiên cứu có đạo đức, cũng như cách bảo đảm tính chính trực trong việc trình bày các nghiên cứu.
- Chiến lược xuất bản: Mẹo nâng cao khả năng trình bày của bài báo đã xuất bản thông qua mạng lưới, hội nghị học thuật và cơ hội hợp tác.
Đến cuối khóa học, nghiên cứu sinh sẽ có lộ trình rõ ràng để chuyển đổi luận án của mình thành một bài báo nghiên cứu chất lượng cao, sẵn sàng để nộp cho các tạp chí quốc tế. Khóa học này không chỉ hỗ trợ hoàn thành Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) mà còn nâng cao vị thế học thuật và chuyên môn của nghiên cứu sinh thông qua việc xuất bản.
Sau khi hoàn thành thành công trình nghiên cứu tiến sĩ và tham gia lớp học “How to Publish Your Research Paper”, nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) được trang bị để chuyển đổi luận án đã hoàn thành của mình thành một ấn phẩm quốc tế.
Quy trình này bao gồm một số bước quan trọng:
- Tinh chỉnh luận án: Bài báo nghiên cứu phải được cô đọng và điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu về định dạng và phong cách luận của các tạp chí học thuật. Điều này bao gồm việc tinh chỉnh tóm tắt, tập trung vào các phát hiện chính và đảm bảo bài báo làm nổi bật các yếu tố có tác động nhất của nghiên cứu.
- Lựa chọn tạp chí phù hợp: Nghiên cứu sinh sẽ được hướng dẫn lựa chọn các tạp chí có uy tín trong lĩnh vực của mình. Quy trình lựa chọn có tính đến các yếu tố như hệ số tác động của tạp chí, đối tượng mục tiêu và mức độ liên quan đến nghiên cứu của nghiên cứu sinh .
- Chuẩn bị nộp bài báo: Nghiên cứu sinh nhận được sự hỗ trợ chi tiết trong việc chuẩn bị bài báo để nộp, bao gồm điều chỉnh định dạng, căn chỉnh trích dẫn và tuân thủ các hướng dẫn cụ thể của tạp chí.
- Quy trình phản biện: Sau khi nộp bài, nghiên cứu sinh sẽ điều hướng quy trình phản biện, trong đó các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ cung cấp phản hồi. SIMI Swiss hỗ trợ nghiên cứu sinh trong việc phản hồi ý kiến đánh giá, thực hiện các sửa đổi cần thiết và nộp lại bài báo nếu cần.
- Hoàn thiện Xuất bản: Sau khi vượt qua giai đoạn phản biện thành công, nghiên cứu của nghiên cứu sinh sẽ được xuất bản trên một tạp chí quốc tế có uy tín, đạt được sự công nhận toàn cầu cho công trình của họ.
Quá trình này không chỉ giúp nghiên cứu sinh Tiến sĩ đạt được mục tiêu học tập cá nhân mà còn nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình bằng cách chia sẻ công trình nghiên cứu trên một nền tảng toàn cầu, góp phần vào những tiến bộ trong lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng.
Sau khi nộp bài nghiên cứu cho một tạp chí quốc tế, ban biên tập của tạp chí thường cung cấp phản hồi, thường đề xuất sửa đổi để cải thiện bài báo trước khi có thể chấp nhận xuất bản. Tại SIMI Swiss, nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) nhận được hỗ trợ toàn diện để hoàn tất giai đoạn quan trọng này của quy trình xuất bản.
Các hoạt động hỗ trợ bao gồm:
- Đánh giá chi tiết phản hồi: Các giảng viên hướng dẫn nghiên cứu của SIMI Swiss sẽ giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ phản hồi do ban biên tập cung cấp, xác định các lĩnh vực chính cần sửa đổi, cho dù liên quan đến phương pháp luận, trình bày dữ liệu hay tính rõ ràng của các lập luận.
- Chỉnh sửa bài viết: Nghiên cứu sinh được hướng dẫn từng bước để thực hiện các điều chỉnh cần thiết nhằm củng cố bài nghiên cứu, bao gồm: tinh chỉnh phân tích, sửa lại một số phần hoặc bổ sung những điểm còn thiếu, đồng thời đảm bảo bài viết tuân thủ các tiêu chuẩn của tạp chí.
- Phản hồi các đánh giá: Nghiên cứu sinh được hướng dẫn phản hồi một cách chuyên nghiệp và hiệu quả trước các ý kiến của người phản biện, bằng cách đưa ra giải thích rõ ràng cho các thay đổi đã thực hiện hoặc lý do giữ lại một số yếu tố nhất định trong nghiên cứu.
Với hướng dẫn mang tính cá nhân hóa và hỗ trợ về định dạng, các nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) có thể tự tin nộp lại bài báo đã chỉnh sửa, từ đó tăng đáng kể cơ hội được duyệt và xuất bản. Quy trình này đảm bảo rằng các công trình nghiên cứu của học viên đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các tạp chí quốc tế, góp phần nâng cao uy tín học thuật và chuyên môn.
Sau khi hoàn tất việc chỉnh sửa và nộp lại bài nghiên cứu cho một tạp chí quốc tế, các nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) tại SIMI Swiss tiến thêm một bước gần hơn tới giai đoạn cuối của quy trình xuất bản và hoàn thành chương trình tiến sĩ.
Quy trình hoàn thành ấn phẩm khoa học và tốt nghiệp bao gồm các bước sau:
- Công trình Nghiên cứu được duyệt xuất bản: Khi bài nghiên cứu đã qua chỉnh sửa được chấp nhận đăng trên tạp chí quốc tế, nghiên cứu sinh chính thức ghi dấu ấn với công trình khoa học của mình trên phạm vi quốc tế, khẳng định một thành tựu lớn trong sự nghiệp học thuật.
- Nộp Công Trình Xuất Bản cho NMUC và SIMI Swiss: Nghiên cứu cần nộp phiên bản nghiên cứu đã được xuất bản cho SIMI Swiss và NMUC như một phần trong yêu cầu tốt nghiệp chương trình tiến sĩ. Việc này minh chứng rằng nghiên cứu sinh đã đáp ứng tiêu chuẩn của chương trình về đóng góp khoa học.
- Phê Duyệt Tốt Nghiệp: Sau khi kiểm chứng việc xuất bản và hoàn tất các yêu cầu học thuật, NMUC sẽ công nhận kết quả tốt nghiệp. SIMI Swiss sẽ dựa vào kết quả công nhận của NMUC để đồng công nhận kết quả. Quy trình này bao gồm một đợt đánh giá cuối cùng từ hội đồng khoa học nhằm bảo đảm rằng tất cả các yêu cầu từ chương trình học, nghiên cứu đến xuất bản đều được hoàn thành.
- Lễ Tốt Nghiệp: Nghiên cứu sinh sẽ được trao văn bằng Ph.D in Maritime Supply Chain từ NMUC và Doctor of Logistics & Supply Chain Management từ SIMI Swiss. Học viên có thể tham gia lễ tốt nghiệp để chia vui cùng bạn bè, người hướng dẫn và giảng viên.
Việc hoàn tất quá trình xuất bản giúp nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) khẳng định những đóng góp quý báu cho cộng đồng học thuật và lĩnh vực chuyên môn, nâng cao triển vọng nghề nghiệp và uy tín khoa học. Thành công trong việc xuất bản đánh dấu đỉnh cao của hành trình tiến sĩ, mang lại niềm tự hào và giá trị bền vững cho sự nghiệp học thuật của học viên.
SIMI Swiss căn cứ vào kết quả công nhận tốt nghiệp của NMUC sẽ đồng cấp bằng Doctor of Logistics & Supply Chain Management theo quy trình APEL.Q
Các môn học &
hoạt động
nghiên cứu
Mục tiêu của môn học này là giúp nghiên cứu sinh trang bị kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu khoa học, bao gồm quy trình chi tiết từ định hướng nghiên cứu, thiết lập giả thuyết, xây dựng cơ sở lý thuyết, hình thành khung nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu.
Kết thúc môn học, nghiên cứu sinh sẽ tự tin hình thành đề xuất nghiên cứu (Research Proposal) và bắt đầu triển khai luận án Tiến sĩ.
Định hướng nghiên cứu hay đề xuất nghiên cứu (Research Proposal) đóng vai trò như bản vẽ chi tiết cho công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Do đó, việc hình thành định hướng nghiên cứu phù hợp với năng lực và mục tiêu của nghiên cứu sinh sẽ đảm bảo quá trình hoàn thành luận án đạt chất lượng và hiệu quả cao. Đây đồng thời cũng là bài tập kết thúc môn của môn học Advanced Research and Methodologies.
Ở giai đoạn này, nghiên cứu sinh sẽ được hỗ trợ như sau:
- Bổ sung học liệu cấp độ 7 EQF, đảm bảo rằng nghiên cứu sinh có đủ kiến thức để theo đuổi bất kỳ hướng nghiên cứu nào.
- Cung cấp các biểu mẫu.
- Kênh tham vấn với các giáo sư có chuyên môn trong ngành.
- Kiểm tra tiếng Anh và định dạng.
- Hướng dẫn viết luận và trích dẫn theo phương pháp APA/Harvard.
Nghiên cứu sinh sẽ tham gia Colloquium 1 do AMU và SIMI Swiss tổ chức. Tham gia Colloquium là bắt buộc, và nghiên cứu sinh có thể tham gia dưới nhiều hình thức: On-campus hoặc Online.
Colloquium là cơ hội để nghiên cứu sinh mở rộng kiến thức chuyên ngành, gặp gỡ các giảng viên, giảng viên hướng dẫn, và các nghiên cứu sinh khác để cùng thảo luận, trình bày định hướng và kết quả nghiên cứu.
Kết thúc Colloquium, nghiên cứu sinh sẽ có thời gian để gặp riêng giảng viên hướng dẫn của mình nhằm thẩm định lại Research Proposal trước khi bước vào giai đoạn bảo vệ.
Sau khi hoàn tất Research Proposal chi tiết, nghiên cứu sinh sẽ tiến hành bảo vệ Research Proposal với hội đồng khoa học của AMU và SIMI Swiss.
Việc bảo vệ này giúp nghiên cứu sinh nhận được những phản hồi giá trị và đảm bảo rằng nghiên cứu mà nghiên cứu sinh đang triển khai đáp ứng được tính cấp thiết, tính logic trong kế hoạch triển khai nghiên cứu, tính phù hợp của các giả thiết cũng như khả năng có thể triển khai nghiên cứu mà không vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức.
Hoàn tất quá trình bảo vệ Research Proposal là một cột mốc quan trọng để nghiên cứu sinh bước vào giai đoạn quyết định là triển khai và hoàn thành luận án Tiến sĩ.
Nghiên cứu sinh tiếp tục phát triển Research Proposal thành luận án Tiến sĩ hoàn chỉnh dưới sự dẫn dắt và hỗ trợ bởi:
- Giảng viên hướng dẫn: Chịu trách nhiệm chính cho quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
- Giảng viên hướng dẫn theo module: Cung cấp các workshop hoặc các hoạt động tương ứng với từng nhóm nghiên cứu sinh nhằm đảm bảo nghiên cứu sinh có các kiến thức cần thiết để hoàn thành nghiên cứu.
- Hệ thống hỗ trợ học thuật: Cung cấp các hỗ trợ học thuật như tiếng Anh, kiểm tra tránh lỗi đạo văn, format theo APA/Format.
Nghiên cứu sinh sẽ tham gia Colloquium 2 với sự tổ chức của AMU và SIMI Swiss. Tham gia Colloquium là bắt buộc và nghiên cứu sinh có thể tham gia dưới nhiều hình thức: On campus hoặc Online.
Colloquium 2 là nơi để nghiên cứu sinh có thể mở rộng kiến thức chuyên ngành, gặp gỡ các giảng viên, giảng viên hướng dẫn và các nghiên cứu sinh khác để cùng thảo luận, trình bày kết quả nghiên cứu.
Kết thúc Colloquium 2, nghiên cứu sinh có thời gian để gặp riêng giảng viên hướng dẫn của mình để thẩm định lại Thesis trước khi bước vào giai đoạn bảo vệ cuối cùng trước hội đồng khoa học của AMU và SIMI Swiss.
Sau khi hoàn tất nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ đóng quyển nghiên cứu và gửi về hội đồng khoa học của AMU và SIMI Swiss.
Nghiên cứu sinh sẽ tiến hành bảo vệ luận án Tiến sĩ trước hội đồng Khoa học của AMU và SIMI Swiss.
Nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ sẽ nhận được các phản hồi về cải tiến (nếu có) của hội đồng khoa học. Dựa vào các phản hồi này, nghiên cứu sinh sẽ cải thiện nghiên cứu đến khi hoàn chỉnh.
Trong quá trình hoàn chỉnh, nghiên cứu sinh tiếp tục được hướng dẫn bởi giảng viên hướng dẫn và hệ thống hỗ trợ học thuật.
Sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành nghiên cứu tiến sĩ, SIMI Swiss cung cấp khóa học chuyên sâu “How to Publish Your Research Paper” để hướng dẫn chuyển đổi luận án thành bài báo học thuật có thể xuất bản. Khóa học này không chỉ hỗ trợ hoàn thành chương trình mà còn nâng cao vị thế học thuật và chuyên môn của nghiên cứu sinh thông qua việc xuất bản.
Sau khi hoàn thành thành công trình nghiên cứu tiến sĩ và tham gia lớp học “How to Publish Your Research Paper”, nghiên cứu sinh sẽ được hướng dẫn để đăng bài báo quốc tế.
Lưu ý: Những nghiên cứu sinh xuất sắc có thể tiến hành đăng bài báo quốc tế ngay từ giai đoạn hoàn tất Research Proposal.
Giảng viên hướng dẫn nghiên cứu và Hỗ trợ xuất bản
Chúng tôi áp dụng mô hình “Modular Supervision” để tối ưu hóa kết quả nghiên cứu của học viên.
Cấu trúc: Mô hình hướng dẫn theo từng mô-đun là mô hình mà quy trình hướng dẫn nghiên cứu sẽ chia nhỏ thành các mô-đun khác nhau. Với mỗi mô-đun (như một chương hoặc một phần cụ thể) sẽ được hướng dẫn bởi một giảng viên hướng dẫn có chuyên môn trong ngành.
Ví dụ, một giảng viên hướng dẫn có thể hướng dẫn phần giới thiệu và tổng quan tài liệu, trong khi giảng viên khác tập trung vào phương pháp nghiên cứu, và một giảng viên thứ ba hướng dẫn phần phân tích dữ liệu và kết quả. Cách tiếp cận có tổ chức này đảm bảo rằng mỗi phần của nghiên cứu nhận được tính chuyên môn cao, phù hợp với yêu cầu cụ thể của nghiên cứu.
Lợi ích mang lại:
- Chuyên môn hóa và Hướng dẫn Chuyên sâu:
- Chuyên môn chuyên sâu: Mỗi mô-đun được hướng dẫn bởi một chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể, đảm bảo rằng nghiên cứu sinh nhận được lời khuyên chất lượng cao và chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng phần nghiên cứu.
- Nâng cao chất lượng: Các giảng viên hướng dẫn có chuyên môn sâu có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn và phản hồi tinh tế hơn, nâng cao tổng thể chất lượng nghiên cứu.
- Hỗ trợ Tập trung và Hiệu quả:
- Phân định trách nhiệm rõ ràng: Việc phân chia các phần cụ thể cho các giảng viên hướng dẫn khác nhau giúp xác định rõ vai trò, giảm thiểu chồng chéo và tránh nhầm lẫn.
- Phản hồi nhanh chóng: Với mô hình này, nghiên cứu sinh có thể nhận được phản hồi đúng thời điểm và sát thực tế, giúp duy trì nhịp độ tiến bộ trong nghiên cứu.
- Đảm bảo Bao quát Toàn Diện:
- Phát triển nghiên cứu Toàn diện: Mỗi mô-đun được xử lý kỹ lưỡng, đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của nghiên cứu được phát triển tốt và đồng bộ.
- Góc nghiên cứu đa chiều: Việc tiếp xúc với nhiều giảng viên hướng dẫn mang đến nhiều quan điểm và phương pháp khác nhau, làm phong phú thêm quy trình nghiên cứu.
- Linh hoạt và Thích ứng:
- Hướng dẫn Linh hoạt: Khi nghiên cứu tiến triển, cách tiếp cận mô-đun cho phép điều chỉnh trong hướng dẫn. Nếu một phần cụ thể cần nhiều sự chú ý hơn, có thể phân bổ thêm chuyên môn mà không làm gián đoạn toàn bộ khuôn khổ hướng dẫn.
- Khả năng Mở rộng: Mô hình này có thể mở rộng để đáp ứng các mức độ phức tạp nghiên cứu và nhu cầu của nghiên cứu sinh khác nhau, làm cho nó phù hợp với nhiều dự án tiến sĩ.
- Tăng cường Hợp tác và Kết nối:
- Môi trường Hợp tác: Hoàn thiện nghiên cứu với nhiều giảng viên hướng dẫn thúc đẩy một môi trường học thuật hợp tác, khuyến khích các phương pháp liên ngành và giải pháp sáng tạo.
- Mạng lưới Chuyên môn: Nghiên cứu sinh xây dựng mối quan hệ với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực của nghiên cứu sinh, mở rộng mạng lưới chuyên môn và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho việc hướng dẫn và hợp tác.
- Quản lý Hiệu quả khối lượng công việc:
- Cân bằng khối lượng công việc: Phân bổ hướng dẫn trên các mô-đun giúp quản lý khối lượng công việc hiệu quả hơn cho cả giáo viên hướng dẫn và nghiên cứu sinh, ngăn ngừa kiệt sức và đảm bảo năng suất bền vững.
- Tối ưu hóa nguồn lực: Các tổ chức có thể sử dụng tài nguyên học thuật tốt hơn bằng cách kết hợp thế mạnh của giảng viên hướng dẫn với các nhu cầu nghiên cứu cụ thể.
- Trải nghiệm Học tập Cá nhân hóa:
- Hỗ trợ Cá nhân hóa: Nghiên cứu sinh nhận được hướng dẫn cá nhân hóa phù hợp với sở thích và thế mạnh nghiên cứu, tạo điều kiện cho một trải nghiệm học tập hấp dẫn và hỗ trợ hơn.
- Phát triển Kỹ năng: Tiếp xúc với chuyên môn của các giảng viên hướng dẫn khác nhau giúp nghiên cứu sinh phát triển bộ kỹ năng rộng hơn và hiểu biết toàn diện hơn về đề tài nghiên cứu của mình.
Kết luận: Mô hình hướng dẫn nghiên cứu theo từng Mô-đun cung cấp một cách tiếp cận có tổ chức và linh hoạt cho việc hướng dẫn luận án tiến sĩ, tận dụng chuyên môn chuyên biệt để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quy trình nghiên cứu. Bằng cách chia nhỏ việc hướng dẫn thành các mô-đun dễ quản lý, mô hình này đảm bảo sự bao quát toàn diện, khuyến khích hợp tác và cung cấp hỗ trợ cá nhân hóa, cuối cùng góp phần vào việc hoàn thành thành công các nghiên cứu tiến sĩ chất lượng cao.
SIMI Swiss hiểu rằng việc cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho các ứng viên tiến sĩ trong suốt quá trình nghiên cứu và công bố quốc tế không chỉ giảm bớt căng thẳng và thách thức không cần thiết cho các ứng viên mà còn đóng góp những nghiên cứu có giá trị và chất lượng cao cho xã hội.
Với Mô hình Hướng dẫn Nghiên cứu theo từng Mô-đun, các ứng viên tiến sĩ sẽ từng bước hoàn thiện nghiên cứu của mình, xuất bản các bài báo quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của SIMI Swiss.
Tìm hiểu thêm về Quy trình hướng dẫn Nghiên cứu TẠI ĐÂY.
Chương trình Tiến sĩ theo định hướng công bố nghiên cứu quốc tế của SIMI Swiss với sự hướng dẫn và hỗ trợ từ đội ngũ hỗ trợ học thuật của London Academy of Sciences Việt Nam, giúp nghiên cứu sinh không chỉ hoàn thành nghiên cứu mà còn thành công trong việc xuất bản năm bài báo quốc tế. Quy trình hướng dẫn xuất bản quốc tế tại SIMI Swiss được thực hiện qua các bước sau:
(1) Hướng dẫn chọn tạp chí phù hợp
(2) Cung cấp mẫu và phương pháp để hoàn thành việc nộp bài
(3) Nộp bài báo cho tạp chí
(4) Hướng dẫn sửa đổi dựa trên phản hồi từ ban biên tập của tạp chí
(5) Hoàn thiện bài báo để xuất bản
Hệ thống hỗ trợ học thuật và nghiên cứu
Hệ thống Hỗ trợ được phát triển với mục tiêu “Giảm khó khăn, tăng hiệu quả”, giúp học viên vượt qua những thách thức trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Chương trình Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) của SIMI phối hợp với NMUC là một chương trình được kiểm định và có yêu cầu tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt. Để giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ các tiêu chuẩn này và phát triển bài tập cuối môn đúng với yêu cầu, London Academy of Sciences Việt Nam sẽ hỗ trợ học viên thông qua việc cung cấp các định hướng, biểu mẫu và các hỗ trợ cần thiết.
Lưu ý: Hệ thống hỗ trợ tiếng Anh và học thuật chỉ hỗ trợ và không làm thay. Học viên Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) vẫn chịu trách nhiệm hoàn thành bài tập của mình và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được.
Ở bậc Tiến sĩ, đặc biệt là trong chương trình Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode), nghiên cứu sinh được yêu cầu viết bài tập theo các tiêu chuẩn quốc tế như APA hoặc Harvard. Đối với một số nghiên cứu sinh, đây có thể là một thách thức lớn.
Hiểu được điều này, SIMI Swiss đã phát triển các hướng dẫn chi tiết và với sự hỗ trợ của London Academy of Sciences Việt Nam, học viên Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) sẽ nhận được sự hướng dẫn chuyên sâu và hỗ trợ định dạng trước khi nộp bài tập.
Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.
Đối tác địa phương của SIMI Swiss hỗ trợ học viên học chương trình Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) các biểu mẫu và các định dạng tiêu chuẩn để học viên có thể dùng ngay khi:
- Làm bài tập trên lớp
- Làm bài tập nhóm
- Làm bài tập cuối kỳ
- Làm luận án Tiến sĩ
- Bảo vệ luận án Tiến sĩ
Cập nhật kiến thức và hoạt động Networking
Cập nhật các xu hướng trong ngành và mở rộng mạng lưới của bạn thông qua các buổi chia sẻ kiến thức và hoạt động Networking của SIMI Swiss.
Những gì thường được học từ sách giáo khoa có thể đã lỗi thời vài năm. Nhận thức được điều này, nghiên cứu sinh trong chương trình Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) tham gia vào các hội thảo (Colloquiums) được thiết kế để trang bị cho họ kiến thức và xu hướng mới nhất, mà họ có thể áp dụng ngay vào công việc và các hoạt động chuyên nghiệp của mình.
SIMI Swiss sở hữu Swiss Colloquium, và với sự hỗ trợ của các trường đại học đối tác, các hội thảo này được tổ chức thường xuyên. Tất cả nghiên cứu sinh PhD đều tự động được tham gia vào các sự kiện này, với chi phí được bao gồm hoàn toàn trong học phí của họ.
Lợi ích của các hội thảo từ SIMI Swiss:
- Thông tin ngành mới nhất: Các hội thảo cung cấp kiến thức cập nhật về các xu hướng hiện tại, nghiên cứu và phát triển, đảm bảo nghiên cứu sinh luôn ở vị trí tiên phong trong lĩnh vực của họ.
- Cơ hội kết nối: Các sự kiện này cung cấp nền tảng để kết nối với các chuyên gia trong ngành, bạn bè và chuyên gia, thúc đẩy mối quan hệ có thể dẫn đến các hợp tác và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
- Nâng cao trải nghiệm học tập: Tham gia vào các cuộc thảo luận và trình bày trong các hội thảo giúp nâng cao hiểu biết và cho phép nghiên cứu sinh áp dụng kiến thức lý thuyết vào các tình huống thực tế.
- Phát triển kỹ năng: Tham gia các hội thảo giúp cải thiện các kỹ năng thiết yếu như nói trước công chúng, tư duy phản biện và diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng.
- Quan điểm toàn cầu: Với sự đóng góp từ các chuyên gia quốc tế, các hội thảo của SIMI Swiss mở rộng quan điểm đa dạng cho nghiên cứu sinh, giúp họ hiểu biết toàn cầu hơn.
- Phát Triển Nghề Nghiệp: Tham dự hoặc trình bày tại các hội thảo nâng cao hồ sơ nghề nghiệp của một cá nhân, thể hiện cam kết với việc học hỏi liên tục và chuyên môn trong các lĩnh vực cụ thể.
- Công nhận học thuật: Tham gia vào các sự kiện này nâng cao giá trị hồ sơ học thuật của nghiên cứu sinh, làm cho hồ sơ có tính cạnh tranh hơn trên thị trường lao động.
Để biết thêm thông tin về Swiss Colloquium, hãy xem TẠI ĐÂY.
Một chuyên gia hoặc nhà quản lý trong ngành Chuỗi Cung Ứng Hàng Hải khó có thể thành công nếu thiếu một mạng lưới quan hệ và kết nối chuyên môn vững chắc. Nhận thức được điều này, nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode) tham gia vào các hoạt động mạng lưới được tích hợp liền mạch vào trải nghiệm học tập của họ. Ngoài ra, các sự kiện chuyên biệt được tổ chức với sự hỗ trợ của các đối tác địa phương và khu vực nhằm nâng cao cơ hội kết nối chuyên nghiệp của họ.
Lợi ích của Business Networking từ SIMI Swiss cho nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode):
- Cơ hội nghề nghiệp: Các hoạt động Networking của SIMI Swiss kết nối nghiên cứu sinh PhD in Management – LSCM Research (by Publication mode) với các nhà lãnh đạo và chuyên gia trong ngành, mở ra cơ hội cho các đề nghị công việc, thực tập và hợp tác.
- Thông tin chuyên ngành: Thông qua hoạt động Networking, nghiên cứu sinh có được kiến thức nội bộ, xu hướng và động lực thị trường, làm phong phú thêm hiểu biết của họ về bối cảnh hiện tại.
- Phát triển kỹ năng: Tham gia các hoạt động Networking giúp nâng cao các kỹ năng thiết yếu như giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ, tất cả đều quan trọng cho sự thành công trong ngành.
- Mở rộng mạng lưới chuyên gia và doanh nghiệp: Các sự kiện này cung cấp nền tảng cho nghiên cứu sinh xây dựng các mối quan hệ quý giá với bạn bè, người hướng dẫn và các đối tác tiềm năng, thúc đẩy các mối quan hệ chuyên nghiệp lâu dài.
- Ứng dụng vào thực tiễn: Hoạt động này cho phép nghiên cứu sinh áp dụng kiến thức trên lớp vào các tình huống thực tế, thử nghiệm các lý thuyết và chiến lược trong các bối cảnh thực tiễn.
- Giao thoa nền văn hóa: Thông qua việc tương tác với các chuyên gia từ các nền tảng khác nhau, giúp mở rộng quan điểm văn hóa và hiểu biết của nghiên cứu sinh về các thực tiễn toàn cầu.
- Xây dựng sự tự tin: Tham gia thường xuyên vào các sự kiện Networking giúp nghiên cứu sinh tự tin hơn khi tương tác với các chuyên gia, tạo điều kiện thuận lợi hơn để hòa nhập vào môi trường chuyên môn.
Để biết thêm thông tin về Business Networking cho nghiên cứu sinh Ph.D in Maritime Supply Chain (by Publication mode), hãy xem TẠI ĐÂY.
Chương trình bổ sung tài liệu hoàn chỉnh của 6 môn học Level 7 EQF về Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng của SIMI Swiss.
Đây là bộ học liệu hoàn chỉnh bao gồ bài học, bài giảng, bài kiểm tra giúp các nghiên cứu sinh không chỉ có kiến thức nền tảng mà còn có thể sử dụng bộ học liệu để giảng dạy sau khi tốt nghiệp.
Bộ học liệu bổ sung trị giá 62,500 CHF được tích hợp ngay trong chương trình, mỗi môn học là một Micro Credential với kiểm định độc lập:
6 môn học được trang bị bao gồm đầy đủ Syllabus, bài giảng, học liệu, bài thi, bài ôn tập bao gồm:
1. Logistics Management
Tài liệu này sẽ cung cấp cho học viên sự hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh lý thuyết và vận hành quan trọng trong quản lý logistics, đặc biệt là vận tải, lưu trữ/kho bãi và đóng gói. Xem thêm về mục tiêu đào tạo, các chuyên đề, tài liệu tham khảo và syllabus chi tiết TẠI ĐÂY
2. Supply Chain Planning, Modelling and Analytics
Tài liệu này cung cấp cho học viên kiến thức sâu rộng về các quy trình lập kế hoạch trong tất cả các khía cạnh chính của quản lý chuỗi cung ứng. Xem thêm về mục tiêu đào tạo, các chuyên đề, tài liệu tham khảo và syllabus chi tiết TẠI ĐÂY
3. Procurement and Supply Management
Tài liệu này cung cấp cho học viên sự hiểu biết sâu sắc về quản lý thu mua và cung ứng từ góc độ chiến lược, công nghệ, quy trình và quan hệ. Xem thêm về mục tiêu đào tạo, các chuyên đề, tài liệu tham khảo và syllabus chi tiết TẠI ĐÂY
4. Supply Chain and Operations Strategy
Tài liệu này phát triển hiểu biết của học viên về quản lý chuỗi cung ứng và vận hành, bao gồm phạm vi, tác động và tầm quan trọng cũng như các quyết định chiến lược cần thực hiện trong bối cảnh chuỗi cung ứng và thị trường toàn cầu ngày nay, có tính đến các yếu tố cạnh tranh chính. Xem thêm về mục tiêu đào tạo, các chuyên đề, tài liệu tham khảo và syllabus chi tiết TẠI ĐÂY
5. Sustainable Operations Management
Tài liệu này phát triển sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng của học viên về quản lý vận hành bền vững, bao gồm các yếu tố chính của tính bền vững và tầm quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp, các động lực và rào cản kinh doanh ảnh hưởng đến việc tiến tới bền vững, các thực hành khác nhau trong chuỗi cung ứng có thể được cải thiện để tăng cường tính bền vững, cũng như các thước đo hiệu suất và tác động kinh doanh của tính bền vững. Xem thêm về mục tiêu đào tạo, các chuyên đề, tài liệu tham khảo và syllabus chi tiết TẠI ĐÂY
6. Business Research Methods
Tài liệu này phát triển khả năng của học viên trong việc chuẩn bị cho các loại nghiên cứu quản lý mang tính học thuật thông qua việc xây dựng và thiết kế một đề cương nghiên cứu. Xem thêm về mục tiêu đào tạo, các chuyên đề, tài liệu tham khảo và syllabus chi tiết TẠI ĐÂY
Học viên Swiss Doctorate được cấp thẻ sinh viên Thuỵ Sĩ. Thẻ sinh viên Thuỵ Sĩ (Swiss Student Card) là thẻ quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của học viên tương tự như học viên toàn thời gian tại Thuỵ Sĩ đồng thời minh chứng quá trình học tập với một Viện đại học đầy đủ chức năng như SIMI Swiss. Tại Thuỵ Sĩ, chỉ những trường có đầy đủ giấy phép và chức năng mới được cấp thẻ này.
Thẻ sinh viên Thuỵ Sĩ được cấp bởi ISIC Switzerland được cấp cho học viên sẽ được kết nối thương hiệu (Co-brand) với SIMI Swiss. Từ 1953, thẻ sinh viên Thuỵ Sĩ ISIC ra đời và là thẻ sinh viên duy nhất được công nhận tại Thuỵ Sĩ.
Học viên chương trình Swiss Doctorate được cấp thẻ này. Học viên Swiss Doctorate có thể sử dụng thẻ này để hưởng các ưu đãi của học viên quốc tế, được ưu đãi, giảm phí và hoặc miễn phí một số dịch vụ độc quyền tại Thuỵ Sĩ và trên toàn cầu.
Để hỗ trợ nghiên cứu sinh dễ dàng đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của bài tập tại NMUC, đội ngũ hỗ trợ học thuật từ London Academy of Sciences Việt Nam hỗ trợ cung cấp định dạng và cấu trúc tiêu chuẩn, giúp nghiên cứu sinh hoàn thành bài tập của mình.
SIMI Swiss
Công nhận &
Kiểm định
SIMI là viện đại học đầu tiên tại Zug, Thụy Sĩ, đạt được các chứng nhận quốc tế toàn diện cả ở cấp độ tổ chức và chương trình. Video dưới đây sẽ hướng dẫn bạn từng bước quy trình xác minh và kiểm tra các chứng nhận và công nhận của SIMI Swiss. Tất cả các chương trình Swiss Doctorate, thuộc sở hữu của SIMI Swiss, đều được kế thừa các công nhận và kiểm định chất lượng.
SVEB Switzerland (Schweizerischer Verband für Weiterbildung) là Liên đoàn Giáo dục cho người trưởng thành của Liên Bang Thụy Sĩ. SVEB được công nhận là cơ quan hàng đầu tại Thụy Sĩ trong việc thúc đẩy và hỗ trợ giáo dục bậc cao, học tập suốt đời và phát triển chuyên môn.
Lợi ích của chương trình Swiss Doctorate được công bố trên SVEB:
- Hiện diện trên cổng Quốc gia & Liên bang: Việc được công bố trên SVEB mang lại cho chương trình Swiss Doctorate sự hiện diện chính thức tại Thụy Sĩ, khẳng định chất lượng và sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn giáo dục của Thụy Sĩ.
- Tăng cường Uy tín: Thành viên và việc được liệt kê trên SVEB nâng cao uy tín của chương trình Swiss Doctorate, làm cho chương trình uy tín hơn với các nghiên cứu sinh tiềm năng và nhà tuyển dụng rất xem trọng việc một chương trình PhD in Management – LSCM Research (by Publication mode) có thể công bố trên SVEB.
- Tiến bộ nghề nghiệp: Các chương trình được liệt kê trên SVEB thường phù hợp với nhu cầu của thị trường việc làm Thụy Sĩ, tăng khả năng tuyển dụng của nghiên cứu sinh tốt nghiệp và hỗ trợ sự tiến bộ nghề nghiệp của họ trong Thụy Sĩ.
- Tiếp cận mạng lưới rộng lớn hơn: Đăng ký với SVEB giúp chương trình Swiss Doctorate kết nối tốt hơn trong mạng lưới rộng lớn giáo dục Thụy Sĩ bao gồm các tổ chức giáo dục, chuyên gia và nhà tuyển dụng trên khắp Thụy Sĩ, cung cấp cơ hội hợp tác, kết nối và trao đổi kiến thức.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn của Thụy Sĩ: Xuất hiện trên SVEB đảm bảo rằng các chương trình Swiss Doctorate đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục của SVEB, bao gồm nội dung cập nhật, giảng viên có trình độ và phương pháp giảng dạy hiệu quả, nâng cao trải nghiệm học tập tổng thể cho nghiên cứu sinh.
- Hỗ trợ học tập suốt đời: Một trong những mục tiêu quan trọng của SVEB là tập trung vào hỗ trợ định hướng học tập suốt đời và việc xuất hiện trên SVEB giúp chương trình Swiss Doctorate đạt được mục đích này cho học viên.
SIMI Swiss được công nhận Quốc tế từ ASIC (Accreditation Service for International Schools, Colleges, and Universities) với kiểm định cấp cao nhất (Premier Institution) cho toàn bộ hoạt động đào tạo đại học và sau đại học. Chứng nhận ASIC là một tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu, được công nhận toàn cầu trong giáo dục quốc tế. Các tổ chức nhận được chứng nhận này phải trải qua quy trình đánh giá bên ngoài độc lập và không thiên vị để đảm bảo họ đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, được chấp nhận quốc tế, bao gồm tất cả các khía cạnh của quản trị, quản lý và các chương trình giáo dục. Việc SIMI Swiss đạt được chứng nhận ASIC giúp học viên và các bên liên quan tự tin về một Viện đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, cung cấp giáo dục chất lượng cao, cam kết mang lại trải nghiệm an toàn và hiệu quả cho học viên, đồng thời luôn hướng đến hoàn thiện quá trình đào tạo của mình.
Chương trình Swiss Doctorate thừa hưởng toàn bộ kiểm định của ASIC do được triển khai bởi SIMI Swiss.
Về ASIC:
ASIC là một trong những cơ quan kiểm định quốc tế lớn nhất, hoạt động tại hơn 70 quốc gia. ASIC được công nhận tại Vương quốc Anh bởi UKVI – UK Visas and Immigration (một phần của Bộ Nội vụ Chính phủ Anh), đạt chứng nhận ISO 9001:2015 (Hệ thống Quản lý Chất lượng), và là thành viên chính thức của Mạng lưới Quốc tế về Đảm bảo Chất lượng trong Giáo dục Đại học (INQAAHE). Ngoài ra, ASIC còn là thành viên của BQF (British Quality Foundation), Hiệp hội Trường học Quốc tế (ISA), và là thành viên tổ chức của EDEN (Mạng lưới Học từ xa và Học trực tuyến Châu Âu).
Xác minh chứng nhận ASIC của SIMI Swiss, tổ chức cung cấp chương trình Swiss Doctorate, [TẠI ĐÂY].
OTHM là một tổ chức khảo thí và cấp văn bằng năng lực quốc gia Anh Quốc, được công nhận bởi Ofqual, UK.Gov. SIMI Swiss được công nhận bởi OTHM và chương trình PhD in Management – LSCM Research (by Publication mode) tích hợp hoàn toàn với khung năng lực quốc gia và khung năng lực nghề nghiệp Anh Quốc.
Xác minh sự công nhận OTHM của SIMI Swiss, tổ chức cung cấp chương trình Swiss Doctorate, [TẠI ĐÂY].
Qualifi là tổ chức khảo thí và cấp văn bằng với nhiều lĩnh vực trong đó lĩnh vực nổi tiếng nhất là công nghệ thông tin, trí thông minh nhân tạo, tâm lý học. Qualifi được công nhận bởi chính phủ Anh Quốc và toàn bộ các chương trình thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, AI, Tâm lý học của SIMI được kiểm định, công nhận và tích hợp với Qualifi.
Thẩm định kiểm định của SIMI Swiss với Qualifi [TẠI ĐÂY].
SIMI Swiss được công nhận đầy đủ bởi Phòng Công nhận Giáo dục Đại học (HEAD), một Tổ chức Đánh giá Sự phù hợp (CAB). Chứng nhận này đảm bảo rằng SIMI Swiss tuân thủ các hệ thống quản lý chất lượng cao cho các tổ chức giáo dục.
Về HEAD:
- HEAD – Phòng Công nhận Giáo dục Đại học là một Tổ chức Đánh giá Sự phù hợp (CAB), chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc thẩm tra và đánh giá sự phù hợp chỉ dành cho các Cơ sở Giáo dục Đại học ở cả cấp độ tổ chức và cấp độ chương trình.
- HEAD áp dụng tiêu chuẩn kiểm định và đánh giá theo IEC 17065:2012 (Đánh giá sự phù hợp — Yêu cầu đối với các tổ chức chứng nhận sản phẩm, quy trình và dịch vụ) và các quy định quốc tế cho ngành giáo dục đại học như Khung Đảm bảo Chất lượng Châu Âu cho Giáo dục và Đào tạo Nghề nghiệp (EQAVET) và Tiêu chuẩn và Hướng dẫn về Đảm bảo Chất lượng trong Khu vực Giáo dục Đại học Châu Âu.
- Chứng nhận HEAD nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình của các trường đại học và các chương trình cấp bằng, qua đó nâng cao niềm tin và sự tin tưởng của học viên, phụ huynh và các bên liên quan.
Xác minh chứng nhận HEAD của SIMI Swiss, tổ chức cung cấp chương trình Swiss Doctorate [TẠI ĐÂY].
SIMI Swiss được chính thức công nhận bởi Hệ thống Chất lượng Kiểm định (AQS), được công nhận bởi Ủy ban Kiểm định Chung của Châu Âu (EA-JAC). Sự công nhận chứng thực SIMI Swiss hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn ISO 21001:2018, đảm bảo các hệ thống quản lý chất lượng cao cho các tổ chức giáo dục.
Về ISO 21001:2018:
Tiêu chuẩn này cung cấp công cụ quản lý chung cho các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ giáo dục có thể đáp ứng yêu cầu của người học và các bên hưởng lợi khác.
Sự liên quan
- Có nhu cầu thiết yếu và thường xuyên đối với các tổ chức giáo dục trong việc đánh giá mức độ tổ chức đáp ứng các yêu cầu của người học, các bên hưởng lợi, các bên quan tâm có liên quan khác và trong việc nâng cao khả năng của tổ chức trong việc duy trì điều này.
- Mặc dù tổ chức giáo dục và người học trên toàn cầu là các bên hưởng lợi chính từ tiêu chuẩn này, nhưng tất cả các bên quan tâm cũng sẽ hưởng lợi từ hệ thống quản lý được chuẩn hóa của tổ chức giáo dục.
Lợi ích tiềm năng cho tổ chức từ việc áp dụng hệ thống quản lý cho tổ chức giáo dục (EOMS) theo tiêu chuẩn này là:
a) Các mục tiêu và hoạt động liên kết tốt hơn với chính sách (bao gồm cả sứ mệnh và tầm nhìn);
b) Trách nhiệm xã hội được nâng cao thông qua việc cung cấp giáo dục có chất lượng toàn diện và công bằng cho tất cả mọi người;
c) Việc học tập được chuyên biệt hóa hơn và đáp ứng hiệu lực hơn tất cả người học và đặc biệt là những người có nhu cầu giáo dục đặc biệt, người học từ xa và cơ hội học tập suốt đời;
d) Các quá trình và các công cụ đánh giá nhất quán để chứng tỏ và làm tăng hiệu lực và hiệu quả;
e) Tăng uy tín của tổ chức;
f) Cách thức giúp tổ chức giáo dục chứng tỏ cam kết của mình đối với việc thực hành quản lý giáo dục có hiệu lực;
g) Văn hóa về cải tiến tổ chức;
h) Hài hòa tiêu chuẩn khu vực, quốc gia, tiêu chuẩn mở, tiêu chuẩn độc quyền và các tiêu chuẩn khác trong khuôn khổ quốc tế;
i) Mở rộng sự tham gia của các bên quan tâm;
j) Khích lệ sự xuất sắc và đổi mới.
Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn này với các tiêu chuẩn khác
- Tiêu chuẩn này là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý độc lập, thống nhất với TCVN ISO 9001. Tiêu chuẩn này chú trọng vào hệ thống quản lý của tổ chức giáo dục cũng như ảnh hưởng của hệ thống tới người học và các bên quan tâm có liên quan.
- Tiêu chuẩn này phù hợp với các yêu cầu về tiêu chuẩn hệ thống quản lý. Những yêu cầu này bao gồm cấu trúc cấp cao, nội dung cốt lõi tương đồng và các thuật ngữ, định nghĩa chung được thiết kế để tạo thuận lợi cho người sử dụng trong việc áp dụng nhiều tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản lý.
- Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cùng với các tiêu chuẩn hoặc tài liệu liên quan khác của khu vực, quốc gia, tiêu chuẩn, tài liệu mở, độc quyền và tiêu chuẩn, tài liệu khác.
- Tương thích với Khung đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo nghề của Châu Âu (EQAVET).
Thẩm định kiểm định ISO 21001:2018 của SIMI Swiss, tổ chức cung cấp chương trình Swiss Doctorate [TẠI ĐÂY]
Công nhận & Kiểm định của NMUC
Netherlands Maritime University College (NMUC) được Bộ Giáo dục Đại học Malaysia công nhận toàn diện và chương trình được kiểm định bởi Cục khảo thí và đảm bảo chất lượng MQA (Malaysian Qualifications Agency)
NMUC là đại học tư thục Hà Lan-Malaysia chuyên đào tạo và cung cấp các giải pháp cho ngành hàng hải. Tất cả các chương trình của NMUC đều được Cơ quan Chứng nhận Malaysia (MQA) công nhận và được Bộ Giáo dục Đại học Malaysia (MOHE) chấp thuận và cũng được các đối tác đại học toàn cầu của NMUC công nhận.
Hướng dẫn thẩm định các kiểm định của NMUC: TẠI ĐÂY
Kiểm định của NMUC với Bộ giáo dục Malaysia:
Kiểm định bởi Cơ quan chủ quản chất lượng giáo dục Quốc gia (Provision Accreditation)